Cái gai trong mắt của chính phủ Khun_Sa

Vì đấu tranh cho quyền tự trị của dân tộc Shan nên Khun Sa bị phạt tù giam 5 năm. Sau khi được phóng thích Khun Sa đến thung lũng Ho Mong điều hành mạng lưới cung cấp heroin đi khắp thế giới. Người ta ước tính khoảng 60% lượng heroin thâm nhập vào Hoa Kỳ là từ mạng lưới của Khun Sa. Tuy nhiên Khun Sa biện hộ rằng việc sản xuất và buôn bán ma túy chỉ nhằm gây quỹ cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Shan.

Năm 1989, Khun Sa bị một tòa án ở New York kết án vắng mặt vì tội bán bạch phiến heroin vào Mỹ và phát lệnh truy nã toàn cầu với số tiền thưởng lên đến 2 triệu USD.

Tại vùng Tam Giác Vàng, ông đã lên núi lập căn cứ chống chính phủ, Khun Sa tổ chức Quân đội Thống nhất dân tộc Shan sau này đổi tên thành Quân đội Mong Tai có số quân khoảng 10.000 người, trang bị cả tên lửa phòng không để chống lại Chính phủ Trung ương Myanma và các băng đảng buôn bán ma túy khác.

Năm 1989, hòa bình cơ bản được thực hiện trên toàn cõi Myanmar, nhưng Khun Sa vẫn kiên quyết đối đầu với Chính phủ. Chính phủ nhận thấy ông ta là lực lượng cát cứ nguy hiểm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên đã tập trung lên phương án trấn áp.

Chính phủ đã lên kế hoạch làm tan rã lực lượng của Khun Sa, tiếp theo là diệt đội cảnh vệ rồi giết chết ông ta. Nhưng kế hoạch không thành do đã bị bại lộ. Dù vậy việc chính phủ quyết tâm tiểu trừ Khun Sa làm cho các thế lực buôn thuốc phiện khác cũng nỗi lên để tranh giành vị trí của Khun Sa.

Từ đó, vai trò bá chủ Tam Giác Vàng của Khun Sa bị lung lay. Nhiều đại gia thuốc phiện nổi lên tranh giành với Khun Sa. Trong một cuộc đọ sức giữa các thế lực xã hội đen xảy ra vào năm 1995, súyt nữa thì ông đã phải bỏ mạng. Lúc này, thứ tự các "đại gia" thuốc phiện ở Tam Giác vàng đã có sự thay đổi. Đứng đầu là "tướng quân" La Tinh Hán, thứ hai là "đại gia thuốc phiện hàng đầu châu Á" Ngụy Học Cương, còn những "đại gia" thuốc phiện khác thì "đếm không xuể" chỉ vì cây thuốc phiện còn tồn tại trên Tam Giác Vàng thì những "anh hùng" ấy còn xuất hiện nhiều.